-
Khái niệm nghiên cứu marketing
Theo Philip Kotler, “Nghiên cứu marketing là xác định một cách có hệ thống những tư liệu cần thiết do tình huống marketing đặt ra cho công ty, thu thập, phân tích chúng và báo cáo kết quả”
Theo hiệp hội Marketing Mỹ, “Nghiên cứu Marketing là quá trình thu thập và phân
tích có hệ thống các thông tin (dữ liệu) về các vấn đề liên quan đến các hoạt động Marketing hàng hoá và dịch vụ”.
-
Mục đích của nghiên cứu Marketing
Tư tưởng chủ đạo của Marketing là ”Mọi quyết định kinh doanh đều phải xuất phát từ thị trường”. Muốn thực hiện được tư tưởng chủ đạo này thì phải có đầy đủ thông tin về thị trường, về môi trường kinh doanh, tức là phải nghiên cứu Marketing để:
– Hiểu rõ khách hàng.
– Hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh.
– Hiểu rõ tác động của môi trường đến doanh nghiệp.
– Hiểu rõ các điểm mạnh, điểm yếu của ta.
Căn cứ vào các thông tin thu được qua nghiên cứu Marketing, các nhà quản lý sẽ vạch ra chiến lược, chính sách kinh doanh phù hợp nhằm vào thị trường mục tiêu.
Nghiên cứu Marketing không chỉ hỗ trợ cho các quyết định Marketing có tính chiến thuật và chiến lược, mà còn được dùng để xác định, giải đáp một vấn đề cụ thể như: tìm hiểu phản ứng của người tiêu dùng về giá cả một loại sản phNm, về một loại bao bì mới hay về hiệu quả của một chương trình quảng cáo.
Công ty có thể nghiên cứu marketing bằng nhiều cách khác nhau. Tuỳ vào đặc tính kinh doanh cũng như qui mô của mỗi công ty mà họ phải giải quyết các nhiệm vụ khác nhau như: nghiên cứu đặc tính của thị trường; đo lường khả năng tiềm tàng của thị trường; phân tích sự phân chia thị trường giữa các công ty; phân tích tình hình tiêu thụ; nghiên cứu các xu thế hoạt động kinh doanh; nghiên cứu hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu phản ứng với mặt hàng và tiềm năng của nó; nghiên cứu chính sách giá. Sau đây là các loại nghiên cứu Marketing thường được tiến hành:
– Nghiên cứu thị trường: Nhằm trả lời các câu hỏi về tiềm năng thương mại của thị trường.
– Nghiên cứu về sản phẩm: Nhằm trả lời các câu hỏi về khả năng chấp nhận sản phẩm của công ty, về các sản phẩm cạnh tranh, về phương hướng phát triển sản phẩm của công ty.
– Nghiên cứu phân phối: Nhằm giải đáp các vấn đề về tổ chức, quản lý kênh phân phối.
– Nghiên cứu quảng cáo: Nhằm giải đáp các vấn đề về hiệu quả quảng cáo, về chọn phương tiện quảng cáo, về nội dung quảng cáo.
– Nghiên cứu dự báo: Nhằm giải đáp các vấn đề về dự báo nhu cầu ngắn hạn (1 năm), dự báo trung hạn và dài hạn (từ 2 năm trở lên).
Ví dụ: Các nội dung nghiên cứu về quảng cáo có thể là:
+ Nghiên cứu động cơ mua của người tiêu dùng
+ Nghiên cứu tâm lý: tâm lý gia đình của người Việt Nam
+ Nghiên cứu lựa chọn phương tiện quảng cáo
+ Nghiên cứu chọn nội dung quảng cáo
+ Nghiên cứu hiệu quả của quảng cáo
Ví dụ: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng hàng nội mặt hàng xe gắn máy của người dân thành phố Long Xuyên.
Xem thêm:
- Luận văn marketing
- Chia sẻ 4 xu hướng marketing B2B
- Làm thế nào để xây dựng niche site cho tiếp thị liên kết